Lưu ý xét tuyển vào khối ngành xã hội nhân văn và sư phạm
Ukraine đã nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga trong suốt gần 3 năm xung đột, tìm cách tấn công những địa điểm Kyiv cho là cung cấp nhiên liệu cho binh sĩ Nga hoặc cung cấp tiền để hỗ trợ chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, theo AFP.Trong cuộc tấn công mới nhất vào đêm 16.2 và rạng sáng 17.2, có 7 máy bay không người lái (UAV) chứa đầy thuốc nổ đã tấn công một trạm bơm của Liên hiệp đường ống Caspian vận chuyển dầu của Kazakhstan qua miền nam nước Nga để xuất khẩu qua ngã biển Đen. Liên hiệp đường ống Caspian (CPC) cũng là tên của công ty liên doanh vận hành đường ống quốc tế này.Theo CPC, vụ tấn công đã đánh trúng trạm bơm Kropotkinskaya, trạm bơm lớn nhất của đường ống CPC tại vùng Krasnodar thuộc miền nam nước Nga. Công ty khẳng định không ai bị thương và nhân viên đã ngăn chặn được vụ tấn công gây tràn dầu.Đường ống CPC dài 1.500 km thuộc sở hữu của một liên doanh do chính phủ Nga và Kazakhstan cũng như các công ty năng lượng lớn của phương Tây gồm Chevron, ExxonMobil và Shell nắm giữ cổ phần, theo AFP.Cả Moscow lẫn Kyiv đều tiến hành các cuộc tấn công bằng UAV trong đêm 16.2 và rạng sáng 17.2, vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi các nhà lãnh đạo của Nga và Ukraine thúc đẩy lệnh ngừng bắn.Không quân Ukraine hôm nay tuyên bố họ đã bắn hạ 83 trong số 147 UAV do Nga phóng trong đêm, đồng thời cho biết thêm 59 chiếc UAV khác "biến mất" mà không gây ra thiệt hại.Công ty điều hành lưới điện Ukrenergo của Ukraine đã thông báo tình trạng mất điện khẩn cấp ở một số khu vực của nước này "do hậu quả từ cuộc tấn công của Nga vào các cơ sở năng lượng".Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga hôm nay tuyên bố các lực lượng nước này đã chặn và phá hủy 90 UAV của Ukraine, trong đó có 24 chiếc ở khu vực Krasnodar.Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Nga cũng như Ukraine đối với vụ đường ống quốc tế nói trên bị UAV tấn công và tuyên bố mới của bên kia.Cơn đau đầu không hề nhẹ cho VFF và VPF
Trưa nay, chợ hoa tết Công viên Gia Định (Q.Gò Vấp, TP.HCM) trong ngày cuối cùng mở bán dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đông nghẹt người đến mua. Trước giờ đóng cửa, nhiều người ngậm ngùi chấp nhận đại hạ giá "xả lỗ", mong vớt vát được đồng nào hay đồng đó.
TP.HCM lần đầu tiên có taxi chạy bằng điện
Ô nhiễm không khí, đặc biệt là vấn đề bụi mịn, đang trở thành mối lo ngại lớn trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Tại các đô thị lớn, chất lượng không khí ngày càng suy giảm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của người dân. Theo báo cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 90% dân số toàn cầu đang phải sống trong bầu không khí ô nhiễm, và Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có mức độ ô nhiễm đáng báo động.Mặc dù các chính sách bảo vệ môi trường đã được triển khai, tình trạng ô nhiễm không khí vẫn tiếp tục gia tăng. Trong đó, bụi mịn và bụi siêu mịn được xem là một trong những tác nhân chính gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe con người, từ hệ hô hấp, tim mạch cho đến làn da.Vậy bụi mịn là gì? Theo Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), bụi mịn (Particulate Matter - PM) là những hạt vật chất rắn hoặc lỏng có kích thước siêu nhỏ, lơ lửng trong không khí. Chúng thường xuất phát từ các nguồn như khí thải phương tiện giao thông, hoạt động công nghiệp, đốt nhiên liệu hóa thạch, và cả các nguồn tự nhiên như bão cát hay cháy rừng. Kích thước của bụi mịn được đo bằng micromet (µm), và chúng thường quá nhỏ để có thể nhìn thấy bằng mắt thường.Chỉ số bụi mịn là một thông số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm không khí, đặc biệt tại các khu vực đô thị và công nghiệp. Hai loại bụi mịn phổ biến nhất là PM2.5 (các hạt có đường kính nhỏ hơn 2.5 µm) và PM10 (các hạt có đường kính nhỏ hơn 10 µm). Trong đó, PM2.5 được coi là nguy hiểm hơn do khả năng xâm nhập sâu vào phổi và máu, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và tác động xấu tới làn da. Với kích thước siêu nhỏ, bụi mịn không chỉ ảnh hưởng đến hệ hô hấp và tim mạch mà còn tác động tiêu cực đến làn da. Chúng có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông, gây mụn, kích ứng, và đẩy nhanh quá trình lão hóa da. Đặc biệt, các hạt bụi mịn còn chứa nhiều chất độc hại như kim loại nặng và hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs), có khả năng gây tổn thương tế bào da và làm tăng nguy cơ ung thư da. Trước tình hình này, việc hiểu rõ về chỉ số bụi mịn và các biện pháp bảo vệ sức khỏe, làn da trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.Bụi mịn được phân loại dựa trên kích thước của các hạt, trong đó mỗi loại có khả năng tác động khác nhau. Đáng chú ý nhất là bụi mịn PM1.0, với kích thước nhỏ hơn 1 micromet (chỉ bằng khoảng 1/50 chiều rộng của một sợi tóc). Loại bụi này có khả năng vượt qua hàng rào bảo vệ của hệ hô hấp, xâm nhập sâu vào phế nang, gây cản trở quá trình trao đổi ô xy. Không chỉ vậy, chúng còn có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh và thậm chí làm biến đổi cấu trúc DNA.Tiếp theo là bụi mịn PM2.5, có kích thước từ 1.0 đến 2.5 micromet (tương đương 1/20 chiều rộng sợi tóc). Loại bụi này dễ dàng thâm nhập vào máu thông qua đường hô hấp, mang theo các chất độc hại như nitơ, carbon và các hợp chất kim loại. Khi nồng độ PM2.5 trong không khí tăng cao, bầu trời thường trở nên mờ đục, giống như sương mù, làm giảm tầm nhìn và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.Bụi mịn PM10, với kích thước từ 2.5 đến 10 micromet (khoảng 1/5 chiều rộng sợi tóc), thường xuất hiện từ các hiện tượng tự nhiên như cháy rừng, núi lửa phun trào, bão cát hoặc lốc xoáy. Ngoài ra, chúng cũng có thể bắt nguồn từ phấn hoa, bào tử nấm hoặc chất thải của côn trùng. Mặc dù kích thước lớn hơn so với PM1.0 và PM2.5, PM10 vẫn có khả năng gây ra các vấn đề về hô hấp và kích ứng da. Bên cạnh đó, còn có các loại bụi siêu mịn với kích thước cực nhỏ, bao gồm:Đặc biệt, bụi siêu mịn PM0.1 có kích thước nhỏ đến mức không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Để so sánh, một hạt phấn hoa thường có kích thước từ 10 đến 30 micromet đã rất khó quan sát, trong khi các hạt bụi siêu mịn PM0.1 hoặc thậm chí các loại virus, vi khuẩn còn nhỏ hơn nữa. Chính vì kích thước siêu nhỏ này, chúng dễ dàng xâm nhập sâu vào cơ thể, làn da và gây ra nhiều tác động tiêu cực. Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nồng độ bụi mịn PM2.5 và PM1.0 được coi là an toàn cho sức khỏe nên duy trì ở các mức như sau: Tuy nhiên, WHO cũng nhấn mạnh rằng không có ngưỡng bụi mịn nào được coi là hoàn toàn vô hại. Ngay cả khi tiếp xúc với nồng độ thấp, bụi mịn vẫn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe và làn da. Dưới đây là bảng phân loại mức độ ô nhiễm bụi mịn PM2.5 và PM1.0 để tham khảo:Chất lượng không khí chungNồng độ bụi (µm/m3)Trạng tháiPM10(Bụi thô)PM2.5(Bụi mịn)PM1.0(Bụi siêu siêu mịn)Kém255 trở lên56 trở lên56 trở lênCó hại cho sức khỏe155 - 25436 - 5536 - 55Vừa phải55 - 15413 - 3513 - 35Tốt54 trở xuống12 trở xuống12 trở xuốngCác bạn hoàn toàn có thể kiểm tra nồng độ bụi mịn PM2.5 và PM1.0 tại khu vực mình sinh sống bằng cách sử dụng các ứng dụng trên điện thoại hoặc truy cập trang web chính thức của các tổ chức quản lý môi trường. Theo thông tin mới nhất từ ứng dụng Air Visual (phát triển bởi IQAir, có trụ sở tại Thụy Sĩ), nồng độ bụi mịn PM2.5 tại TP.HCM đang ở mức 65.0 μg/m³, vượt xa ngưỡng an toàn 5 μg/m³ do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị. Điều này cho thấy mức độ ô nhiễm không khí tại thành phố này đã cao gấp 13 lần so với tiêu chuẩn an toàn, báo hiệu tình trạng đáng báo động. Trong khi đó, tại Hà Nội, nồng độ bụi mịn PM2.5 còn ở mức cao hơn, vượt ngưỡng nghiêm trọng và được cảnh báo bằng màu tím trên bảng chỉ số chất lượng không khí.Theo Health, do kích thước siêu nhỏ và trọng lượng nhẹ, bụi mịn có khả năng lơ lửng trong không khí lâu hơn so với các hạt bụi lớn hơn. Điều này làm tăng nguy cơ con người và động vật hít phải chúng. Với kích thước chỉ từ 2.5 micromet trở xuống (nhỏ hơn 1/20 đến 1/30 đường kính sợi tóc), bụi mịn dễ dàng vượt qua hàng rào bảo vệ của mũi và họng, xâm nhập sâu vào phổi, thậm chí một số hạt siêu nhỏ còn có thể thâm nhập vào hệ tuần hoàn máu. Không chỉ gây hại cho hệ hô hấp và tim mạch, mà bụi mịn (PM2.5 và PM10) còn tác động tiêu cực đến làn da. Dưới đây là những ảnh hưởng xấu mà bụi mịn có thể "âm thầm" gây ra cho làn da:Ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng và nồng độ bụi mịn PM2.5 tại 2 thành phố lớn ngày càng vượt ngưỡng cho phép. Vậy đâu là giải pháp hoàn hảo cho làn da luôn khỏe đẹp giữa mùa ô nhiễm không khí? Theo các chuyên gia da liễu, liệu trình skincare trước vấn nạn ô nhiễm môi trường quan trọng nhất vẫn là bước làm sạch. Một làn da sạch luôn là nền tảng quan trọng để có một vẻ ngoài tươi sáng và rạng rỡ. Nhưng trong bối cảnh ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là sự xuất hiện của bụi mịn PM2.5, việc duy trì một làn da khỏe mạnh và đáng mơ ước trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.Bụi mịn PM2.5, với kích thước siêu nhỏ, không chỉ xâm nhập sâu vào da mà còn phá hủy hàng rào bảo vệ tự nhiên, làm mất đi sự cân bằng vốn có. Chúng âm thầm cản trở quá trình tái tạo da, dẫn đến hàng loạt vấn đề như mụn, kích ứng, viêm da, và đẩy nhanh quá trình lão hóa sớm. Đáng lo ngại hơn, hầu hết các sản phẩm sữa rửa mặt hiện nay trên thị trường đều không thể làm sạch sâu các hạt bụi mịn PM1.0 và PM2.5, khiến làn da khó lòng đạt được trạng thái sạch mịn và tươi khỏe giữa tình trạng ô nhiễm không khí đáng báo động.Dự báo được xu thế tất yếu và thấu hiểu được trách nhiệm của mình, thương hiệu Rejuvaskin với hơn 35 năm nổi tiếng tại Mỹ đã nghiên cứu và cho ra đời dòng sản phẩm sữa rửa mặt làm sạch bụi mịn PM2.5 Rejuvaskin Facial Cleanser. Đây là sản phẩm tiên phong tiên phong mang đến giải pháp bảo vệ sinh học với công thức làm sạch sâu cả bụi mịn mà cực kỳ dịu nhẹ và lành tính. Sữa rửa mặt Rejuvaskin Facial Cleanser mang lại cảm giác làm sạch sảng khoái mà không gây khô căng, phù hợp ngay cả với làn da nhạy cảm hay da mụn đạt tiêu chuẩn Good Face Project Hoa Kỳ. Với sự kết hợp hoàn hảo giữa các hoạt chất làm sạch chống ô nhiễm và thành phần tái tạo da, Rejuvaskin Facial Cleanser đã được kiểm chứng mang lại làn da mịn màng, sáng khỏe, tươi trẻ chỉ sau 7 ngày sử dụng.Tham khảo chi tiết sữa rửa mặt làm sạch bụi mịn Rejuvaskin tại đây và nhận ưu đãi hấp dẫn chưa từng có tới 19%: https://maihan.vn/rejuvaskin/sua-rua-mat-chong-o-nhiem-rejuvaskin.htmlKhông chỉ có bước làm sạch da mà các bạn nhớ dùng kem chống nắng có chỉ số SPF phù hợp để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV và bụi mịn. Đồng thời, sử dụng sản phẩm kem dưỡng chống ô xy hóa giúp trung hòa gốc tự do, ngăn ngừa lão hóa. Cũng cần đắp mặt nạ dưỡng ẩm giúp phục hồi và tăng cường hàng rào bảo vệ da.Hạn chế ra ngoài khi chỉ số bụi mịn cao và đeo khẩu trang chống bụi mịn khi đi ra đường. Bụi mịn là "kẻ thù" của làn da, nhưng với các biện pháp chăm sóc và bảo vệ phù hợp, bạn có thể giữ cho làn da luôn khỏe mạnh và tươi trẻ. Tình trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam nói chung và ở 2 thành phố lớn Hà Nội, TP.HCM ngày càng leo thang trên mức báo động đỏ. Vậy nên, các bạn cần trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe cùng làn da đúng cách để luôn khỏe đẹp giữa mùa ô nhiễm. Nhớ là bước làm sạch da vô cùng quan trọng và bắt buộc phải sử dụng các sản phẩm có khả năng làm sạch được bụi mịn nhé.
9 năm trước, U.19 Việt Nam tạo nên lịch sử cho bóng đá trẻ Việt Nam khi lọt vào bán kết U.19 châu Á 2016, đồng nghĩa giành tấm vé thông hành đến U.20 World Cup 2017. Dù nằm ở bảng đấu khó khăn, song các học trò HLV Hoàng Anh Tuấn vẫn vượt qua vòng bảng cùng thành tích bất bại (thắng 1, hòa 2). Ở tứ kết, cú ra chân chớp nhoáng của Trần Thành đưa đội bóng của ông Hoàng Anh Tuấn vượt qua U.19 Bahrain để đoạt vé đến sân chơi thế giới. Đến nay, đây vẫn là lần dự vòng chung kết World Cup duy nhất trong lịch sử của bóng đá nam ở sân chơi 11 người.Dù sau đó không vượt qua vòng bảng U.20 World Cup 2017 (đứng cuối bảng với 1 điểm), nhưng thế hệ trẻ dự sân chơi thế giới năm ấy như Quang Hải, Tấn Tài, Tiến Dũng, Hoàng Đức, Văn Hậu, Đình Trọng, Đức Chinh, Tiến Linh... đã trở thành hạt nhân nòng cốt, đưa U.23 Việt Nam bước đến ngôi á quân U.23 châu Á 2018, rồi tạo nên kỷ nguyên thành công cùng đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Park Hang-seo.Nói vậy để thấy, việc dự World Cup (dù chỉ là ở cấp độ trẻ) có ý nghĩa thế nào trên hành trình vươn mình của những "măng non". Tại đây, các cầu thủ trẻ được cạnh tranh với những nền bóng đá mạnh nhất để tích lũy kinh nghiệm và rèn bản lĩnh trận mạc. Với nền bóng đá trẻ còn non yếu, nơi các cầu thủ trẻ từ U.17 đến U.20 chỉ đá khoảng 15-20 trận mỗi năm, dự World Cup chẳng khác nào một đặc ân.Có lẽ bởi vậy, U.17 Việt Nam sẽ được đầu tư đặc biệt cho mục tiêu dự U.17 World Cup 2025. Do Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) tăng số suất dự World Cup cho châu Á từ 4 lên 8 đội, cơ hội đã mở ra rõ ràng. Từ giờ đến vòng chung kết U.17 châu Á 2025 (diễn ra vào tháng 4 tại Ả Rập Xê Út), các cầu thủ trẻ còn 2 tháng để chuẩn bị. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã chốt xong ứng viên huấn luyện đội, đó là một HLV Nhật Bản với bề dày kinh nghiệm làm bóng đá trẻ. Dự kiến trong tháng này, đội sẽ hoàn thiện kế hoạch tập huấn dài hạn ở trong nước cũng như quốc tế (kéo dài khoảng 2 tuần) để có điểm rơi thể lực và phong độ tốt nhất.Để giành vé vượt qua vòng bảng (tương đương suất dự World Cup) ở bảng đấu có U.17 Nhật Bản, U.17 Úc và U.17 UAE là nhiệm vụ cực khó. Song, bóng đá trẻ luôn có chỗ cho bất ngờ. U.17 Việt Nam từng thắng 3-2 trước U.17 Úc tại giải U.17 châu Á 2016. Hay với UAE, bóng đá trẻ Việt Nam cũng có những kết quả khả quan. Chướng ngại lớn nhất gọi tên U.17 Nhật Bản, nhưng hãy tin với một HLV đến từ xứ mặt trời mọc, U.17 Việt Nam sẽ có "bộ não" hoàn hảo để phân tích và đọc vị đối thủ. Cũng giống U.17, lứa U.22 Việt Nam sẽ bước vào sân chơi lớn mang tên SEA Games 33 (trước đó là vòng loại U.23 châu Á 2026). Tất nhiên, so chuyện mơ World Cup với SEA Games dường như khập khiễng. Nhưng nên nhớ, với nền bóng đá trẻ vốn rất thiếu sân chơi cho người trẻ, mọi giải đấu đều rất quan trọng. Đây không thuần túy là chuyện thành tích, mà còn là tận dụng mọi giải đấu có thể để các cầu thủ gặt hái bài học. Đơn cử 8 năm trước, chính cú ngã ở SEA Games 29 (năm 2017) đã tạo động lực để lứa Quang Hải, Công Phượng vùng dậy mạnh mẽ và tạo nên phép màu Thường Châu.Chỉ sợ cầu thủ trẻ không có cơ hội để cọ xát. Còn bất kể sân chơi nào, dù lớn hay nhỏ, đều có ý nghĩa quan trọng để gom góp niềm tin. Bóng đá Việt Nam từng vươn ra châu Á, song mới chỉ chớm ở mức tiệm cận có thể gây bất ngờ. Thất bại cuối giai đoạn HLV Park Hang-seo nắm quyền cho thấy, bóng đá Việt Nam còn thiếu nhiều yếu tố để thành công, mà trong số đó có nền tảng mong manh của bóng đá trẻ. Đội tuyển Việt Nam đang tiến gần đến giai đoạn chuyển giao. Lứa 1995 - 1998 sẽ chạm dần ngưỡng bên kia sườn dốc sau 2, 3 năm nữa. Dù vậy, liệu lứa trẻ đã sẵn sàng thay thế? Muốn mơ mộng ở vòng loại World Cup 2030, vẫn cứ phải thành công ở sân chơi Đông Nam Á, rồi mới đi từng bước lên bậc thang cao hơn.Mơ SEA Games hay World Cup, chúng ta cũng cần lộ trình đi từ thấp đến cao và nghiêm túc phấn đấu cho từng mục tiêu. Nếu "dục tốc bất đạt", bóng đá trẻ Việt Nam khó thành công.
Bóng đá Indonesia tiến bộ nhưng vẫn chưa vươn đến trình độ châu Á
Đối với người dị ứng với găng tay cao su, tay có thể bị ngứa hoặc cảm thấy khó chịu. Nhưng bao cao su có thể gây dị ứng nghiêm trọng hơn vì tính nhạy cảm của màng nhầy âm đạo. Sưng và ngứa là các triệu chứng phổ biến của dị ứng cao su, theo WebMD.